Lịch sử Đồng tính luyến ái

Thái độ xã hội đối với quan hệ đồng giới thay đổi theo thời gian và nơi chốn bao gồm từ việc mong muốn tất cả nam giới có quan hệ cùng giới hoặc chấp nhận hòa hợp tự nhiên cho đến xem như một tội lỗi nhẹ, chịu sự cấm đoán của luật pháp hay thậm chí là tử hình. Trong một cuộc sưu tập các tài liệu lịch sử và dân tộc học của các nền văn hóa thời kỳ Trước Công nghiệp, "có 41% trong số 42 nền văn hóa phản đối mạnh mẽ, 21% chấp nhận hoặc phớt lờ và 12% không có khái niệm. Trong số 70 dân tộc, 59% không có hoặc hiếm có sự xuất hiện của đồng tính luyến ái; tại 41% còn lại, đồng tính có xảy ra hoặc không phổ biến."[10]

Trong những nền văn hóa chịu ảnh hưởng của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, luật pháp và nhà thờ quy định kê gian là một tội lỗi chống lại thần thánh hoặc tự nhiên. Tuy nhiên, sự lên án tình dục hậu môn của nam và nam có từ tư tưởng Kitô giáo. Sự lên án này cũng thường thấy ở Hy Lạp cổ đại, cụm từ "không tự nhiên" có thể có từ triết gia Plato.[11]

Những cụm từ như đồng tính luyến ái hoặc song tính luyến ái từng được dùng bởi nhiều nhân vật lịch sử như Socrates, Lord Byron, Edward IIHadrian. Vài học giả, chẳng hạn như Michel Foucault, coi đây là sự giải thích sai về mặt niên đại, dựa trên quan niệm tình dục đương đại cho thời đại của những nhân vật này,[12] mặc dù nhiều học giả khác đã không thừa nhận quan điểm của những học giả trên.[13]

Về sự tự nhiên của đồng tính luyến ái và sự biểu hiện trong lịch sử, có hai quan điểm trái ngược nhau đại diện bởi cách tiếp cận kiến tạo luận (constructionist) và bản chất luận (essentialist). Nhìn chung, chủ nghĩa kiến tạo luận xã hội xem xét rằng nhiều đặc tính của một nhóm xã hội nào đó, chứ không phải là bản chất tự nhiên của chính cá nhân, đã dẫn đến "sự kiến tạo xã hội". Trong khi đó, chủ nghĩa bản chất luận bảo vệ sự tồn tại của bản chất thực sự. Bản chất đó xác định biểu hiện của một cá nhân và những thứ học được từ xã hội mang tính thứ yếu. David M. Halperin dành một chương: Đồng tính luyến ái: sự kiến tạo văn hóa trong tác phẩm Một trăm năm đồng tính luyến ái cho chủ đề này.[14] Ông nói rằng chủ nghĩa bản chất luận áp dụng vào phân loại tình dục nói lên rằng những thuật ngữ đồng tính hay dị tính chỉ nhưng đặc tính cá nhân thuộc về bản chất, không thay đổi được về mặt văn hóa. Ngược lại, chủ nghĩa kiến tạo cho rằng những thuật ngữ này là tên của những quá trình xã hội. Halperin nghiên về lập luận thứ hai vì ông coi tình dục, bao gồm đồng tính, từng được biển hiện dưới nhiều hình thức khác nhau một cách cơ bản trong những xã hội khác nhau ngày nay. Tuy nhiên ông, trích dẫn Esteven Epstein,[15] so sánh sự tranh luận giữa bản chất luận và kiến tạo luận với tự nhiên đối chọi nuôi dưỡng (nature versus nurture)[16]

Bởi vì thiên hướng tình dục là phức tạp và đa chiều, một số học giả và các nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong các nhà nghiên cứu đồng tính trước đây, đã lập luận rằng đồng tính luyến ái là một kết quả của lịch sử và xã hội. Năm 1976, nhà triết học và sử học Michel Foucault cho rằng đồng tính luyến ái là một thứ không tồn tại ở châu Âu trong thế kỷ XVIII, khi mà tình dục đồng giới còn là một hành vi tội phạm (xem Kê gian). Ông viết: "Thiên hướng Tình dục' về bản chất là một "sáng chế" của các nhà nước hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp, và chủ nghĩa tư bản."[17]

Châu Á và Nam Thái Bình Dương

Đồng tính luyến ái ở Nhật Bản, được biết đến dưới dạng chúng đạo hay nam sắc (những từ bị ảnh hưởng từ văn chương Trung Hoa), được ghi nhận từ hơn một ngàn năm và từng là một phần trong đời sống Phật giáo và truyền thống samurai. Văn hóa tình yêu đồng giới làm truyền thống hội họa và văn chương mô tả những mối quan hệ đó được nâng cao. Tại Thái Lan, Kathoey hay "trai nữ" (cô chàng) là một phần trong xã hội trong nhiều thế kỷ và quốc vương Thái Lan cũng có các "cung phi" là nam cũng như nữ. Kathoey có thể nữ tính hoặc là biến trai làng (transvestism). Thái Lan chưa từng có luật cấm đồng tính luyến ái hoặc hành vi đồng tính, nhưng cũng không công nhận quan hệ giữa họ.[cần dẫn nguồn]

Tại Trung Đông, nhiều nhà thơ Hồi giáo (hầu hết là Sufi) tại các nước Ả RậpBa Tư trong thời trung cổ đã viết thơ ca tụng những cậu bé đem rượu cho họ trong các quán rượu và ngủ chung giường với họ [18] Tại Trung Á, trên Đường tơ lụa, nơi giao điểm giữa hai nền văn hóa đông-tây, đã nảy ra một văn hóa đồng tính luyến ái. Trong đó có người bacchá, thường là người tiếp đãi viên đồng thời làm nghề mại dâm thanh niên phái nam ăn mặc lộng lẫy và có trang điểm. Những người bachá hát và múa những bài hát khiêu dâm cho khán giả. Họ được huấn luyện từ còn nhỏ và làm việc cho đến khi râu mọc.[19]

Trong xã hội Melanesia, đặc biệt ở Papua New Guinea, quan hệ cùng giới là một nét văn hóa cho đến giữa thế kỷ trước. Người Etoro và người Marind-anim còn coi dị tính luyến ái là tội lỗi và tôn vinh đồng tính luyến ái. Trong truyền thống Melanesia, một cậu bé chưa dậy thì sẽ được bắt cặp với một thiếu niên, người này sẽ trở thành tư vấn thụ tinh cho cậu bé (đường miệng hay hậu môn tùy thuộc vào bộ tộc) trong vài năm để làm cho cậu bé đó dậy thì. Tuy nhiên, nhiều xã hội Melanesia trở nên căm ghét quan hệ cùng giới khi các nhà truyền giáo châu Âu đến truyền giáo.[20]

Châu Âu

Người đàn ông La mã và một thiếu niên trên giường vào giữa thế kỷ I. Tìm thấy gần Jerusalem.

Những tài liệu Tây phương lâu đời nhất (trong hình thức mỹ thuật, văn học, và truyền thuyết) về mối quan hệ đồng tính được tìm thấy từ thời cổ Hy Lạp, nơi các mối quan hệ đồng tính được xã hội tạo nên, được thành lập qua thời gian từ thành phố này đến thành phố khác. Lệ này, một hệ thống của những quan hệ giữa một người đàn ông lớn tuổi và một thanh niên đang trưởng thành, được xem là có giá trị dạy dỗ, đồng thời để kiềm chế mức độ gia tăng dân số, đôi khi bị xem là làm mất trật tự. Plato đã ca ngợi những lợi ích của việc này trong các tác phẩm ban đầu,[21] nhưng trong các tác phẩm sau này ông đã đề nghị ngăn cấm nó.[22]

Trong Kinh Thánh có mô tả về Thành phố Sodome, nơi mà nhiều cư dân nam có hành vi tình dục đồng giới. Thành phố này đã bị thiêu hủy bởi trận mưa lửa từ trên trời do Thượng đế giáng xuống để trừng trị sự thác loạn của cư dân nơi đây. Từ Sodome cũng trở thành thông dụng để chỉ việc quan hệ tình dục đồng giới của nam tại phương Tây. Trong thời Phục Hưng, những thành phố ở miền bắc nước Ý, đặc biệt là FirenzeVenezia nổi tiếng về đồng tính, được một phần khá lớn dân số nam tuân theo và được tạo theo kiểu mẫu ở Hy Lạp và La Mã (Ruggiero, 1985; Rocke, 1996). Tuy nhiên, trong khi một phần khá lớn dân số nam theo tục lệ này, những nhà chức trách vẫn khởi tố, phạt và bắt nhiều người.

Vị vua lừng danh Friedrich II Đại Đế, tức "Friedrich Độc đáo", trị vì nước Phổ từ năm 1740 cho đến năm 1786,[23] cũng bị nghi vấn đồng tính luyến ái. Có người đương thời nói ông hoang dâm với các triều thần.[24] Nhiều quan lại trong triều đình Phổ lúc đó hay đem sự loạn dâm đồng tính ra làm chủ đề đùa cợt.[25]

Châu Mỹ

Trong xã hội thổ dân Bắc Mỹ, hình thức đồng tính luyến ái phổ biến nhất là những người được xem là có hai linh hồn. Những người này được hầu hết các bộ lạc công nhận và đặt tên cho vai trò này. Thường những người có hai linh hồn được công nhận lúc còn nhỏ, được cha mẹ cho lựa chọn để theo con đường này.[26] Nếu đứa bé nhận vai trò, nó sẽ được dạy dỗ về các nhiệm vụ của mình, theo các phong tục của giới tính mà nó đã chọn. Những người này thường làm thầy pháp nhưng được xem là có nhiều quyền phép hơn các thầy pháp thường. Trong lĩnh vực tình dục, họ sẽ có quan hệ với những người khác phái.

Hiện đại

Lá cờ cầu vồng, một biểu tượng của cộng đồng LGBT, trong đó có người đồng tính, trong lễ Phục sinh của người đồng tính ở Gemeinde Werneuchen, Đức, tháng 4 năm 2006.

Từ năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ không còn xem đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần nữa. Trong vài ba thập kỉ nay, tại các nước Tây phương có sự hình thành của một "nền văn hóa đồng tính". Tuy nhiên, cũng có nhiều người đồng tính không tham gia trong cộng đồng đó. Sau khi bị chính quyền Đức quốc xã cố ý tiêu diệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai, những người đồng tính đã giành được nhiều quyền, đặc biệt là tại các nước Tây phương.

Những nỗ lực nhằm giải phóng đồng tính luyến ái được cho là bắt đầu từ thập niên 1860 và từ giữa thập niên 1950, sự đòi hỏi công nhận quyền cho người đồng tính và song tính luyến ái ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, chứng ghê sợ đồng tính luyến ái vẫn tồn tại, đặc biệt là nó làm cho nhiều người gặp nhiều khó khăn trong xã hội đôi khi dẫn đến tự tử.[27] Một số quốc gia gần đây đã cho phép người đồng tính có quyền kết hôn cũng như nhận con nuôi. Sự xuất hiện của HIV/AIDS từ giữa thập niên 1980 là một trong những vấn đề mà người đồng tính phải đương đầu trong thời gian gần đây.

Trong lĩnh vực tôn giáo, một số nhóm tôn giáo cũng bắt đầu tỏ ra cởi mở với người đồng tính. Một giáo phái Do Thái giáo đã bắt đầu mở dịch vụ làm lễ kết hôn cho người đồng tính, trong khi nhóm Anh giáo đã nhận một mục sư đồng tính. Một số ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như Cher, Madonna,Lady Gaga, Christina Aguilera, Cyndi Lauper,... đã đưa chủ đề người đồng tính vào những bài hát, video âm nhạc, những màn biểu diễn của mình để bày tỏ sự ủng hộ của họ với giới đồng tính luyến ái. Chính nhạc disco có nguồn gốc từ sự liên kết ban đầu với lối sống của một bộ phận giới đồng tính luyến ái nam ở Thành phố New York [28][29] và sau đó được phát triển trên nền tảng nhạc đại chúng da đen trong những năm của thập niên 1970.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồng tính luyến ái http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticl... http://www.psychology.org.au/Assets/Files/LGBT-Fam... http://www.cpa.ca/cpasite/UserFiles/Documents/advo... http://www.cpa.ca/cpasite/userfiles/Documents/Marr... http://www.cpa.ca/cpasite/userfiles/Documents/Prac... http://books.google.ca/books?id=EftT_1bsPOAC&pg=PA... http://www.montrealites.ca/justice/same-sex-marria... http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-12/0... http://www.advocate.com/parenting/2013/10/04/natio... http://www.amazon.com/Sex-America-Edward-Laumann/d...